
CÔNG TY CỔ PHẦN …
QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG
Mã tài liệu: NS - 19
Hà Nội, …/…/…
CÔNG TY CỔ PHẦN …
QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG
Mã tài liệu: NS - 19
Hà Nội, …/…/…
QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG
Mã tài liệu: NS - 19
Phiên bản: Ver 1.0
Ngày ban hành:
Bảng theo dõi sửa đổi tài liệu
Ngày sửa đổi
Vị trí
Nội dung sửa đổi
Lần sửa
Ghi chú
Người biên soạn
Phó ban ISO
Giám đốc
Họ và tên
Chữ ký
________________________________________________________________________________________________
Số trang 2 / 4
QUI ĐỊNH
QUẢN LÝ GIỜ CÔNG LAO ĐỘNG
Mã tài liệu: NS - 19
Phiên bản: Ver 1.0
Ngày ban hành:
I/ MỤC ĐÍCH:
-
Quản lý thẻ chấm công của nhân viên.
-
Quản lý giờ tăng ca.
-
Quản lý thời gian đi công tác.
II/ PHẠM VI:
-
Áp dụng cho toàn bộ công ty.
III/ ĐỊNH NGHĨA:
-
Không có
IV/ NỘI DUNG:
1. Quản lý thẻ chấm công:
-
Toàn bộ nhân viên được cấp thẻ chấm công để xác định công của mình.
-
Thẻ chấm công là tài sản của công ty, nhân viên có trách nhiệm giữ gìn thẻ chấm công cẩn thận.
Nếu thẻ chấm công bị mất, nhân viên bị trừ 5 điểm trong bảng đánh giá công việc hàng tháng.
-
Nhân viên không được nhờ người khác bấm thẻ chấm công hộ hoặc bấm thẻ cho người khác.
-
Trong trường hợp mất thẻ chấm công, nhân viên phải làm bảng tường trình chuyển cho quản lý
ký, sau đó chuyển cho phòng nhân sự và phải lập bảng xác nhận công trong thời gian bị mất thẻ.
Phòng nhân sự có trách nhiệm chuyển thẻ chấm công mới ngay sau khi nhận được giấy đề nghị.
2. Đi công tác:
-
Nhân viên đi công tác bên ngoài phải làm giấy đề nghị đi công tác, có chữ ký của quản lý trực
tiếp và xác nhận của người có thẩm quyền cho đi công tác (trừ trường hợp có quyết định cho đi
công tác của giám đốc công ty).
-
Sau khi đi công tác về, nhân viên phải làm giấy xác nhận thời gian làm việc có chữ ký của
người quản lý trực tiếp của người đi công tác, sau đó chuyển sang phòng nhân sự làm căn cứ
tính lương.
-
Mức lương trong thời gian đi công tác được quy định chi tiết trong quy chế đi công tác
-
Đối với nhân viên đi công tác nhưng đi trong giờ làm việc (vẫn bấm được giờ vào và giờ ra) thì
không phải chuyển giấy công tác cho phòng nhân sự và vẫn được hưởng nguyên lương.
3. Tăng ca:
-
Với trường hợp nhân viên làm tăng ca thì phải có giấy đề nghị tăng ca và phải được quản lý có
thẩm quyền phê duyệt theo mẫu: NS – 19 – BM01.
________________________________________________________________________________________________
Số trang 3 / 4
Quy trình, biểu mẫu đầy đủ cho 1 nhân viên từ khi tuyển dụng đến khi nghỉ việc.
Bình luận