
Bảng phân cấp N
ă ng lực
“Tuyển dụng”
Cấp 1
Năng lực cơ bản/ nền tảng
-
Thực hiện những cuộc phỏng vấn hiệu quả, chú trọng vào việc thu thập thông tin về
phẩm chất, kỹ năng chủ yếu của ứng viên.
-
Đưa ra những nhận xét xác đáng trong quá trình tuyển dụng dựa trên những phẩm chất,
kỹ năng của ứng viên đối với công việc.
-
Giới thiệu cho các ứng viên một hình ảnh tích cực nhưng thực tế về công ty.
Cấp 2
Năng lực làm việc
-
Phân tích vị trí công việc và nhiệm vụ thực tế để xác định được những phẩm chất, kỹ
năng quan trọng cần cho công việc.
-
Đánh giá được tài năng của ứng viên, tuyển chọn hoặc đề xuất được những ứng viên
thích hợp nhất có thể.
-
Hiểu về văn hóa công ty, đánh giá chính xác cấp độ/vị trí mà ứng viên sẽ hoàn thành
tốt công việc của họ nếu họ được tuyển chọn vào cấp độ/vị trí đó
-
Tuyển dụng những nhân viên đã từng có những thành tích rất tốt trong công việc
-
Nhận thức được giá trị của những thông tin trong việc lựa chọn ứng viên (ví dụ: tiểu
sử, dân tộc, tính cách,...)
Cấp 3
Năng lực làm việc tốt
-
Sáng tạo trong việc chiêu mộ nhân tài từ những nguồn khác nhau (không nhất thiết
phải tuân thủ tuyệt đối quy trình tuyển dụng).
-
Đánh giá chính xác về tài năng của ứng viên; là một nhà tuyển dụng giỏi, có khả năng
thu hút và tuyển dụng được những người có trình độ và khả năng làm việc tốt.
-
Trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên, suy nghĩ kỹ lưỡng để đưa ra phương pháp giúp
cho mọi người có thể cùng làm việc và hỗ trợ lẫn nhau.
-
Dám mạo hiểm một cách thông minh khi tuyển dụng những ứng viên có tiềm năng
nhưng cần được phát triển và hỗ trợ để có thể thành công.
-
Lên kế hoạch từ trước để tránh tình trạng thiếu nhân sự trong những lĩnh vực quan
trọng của phòng ban hoặc công ty.
Cấp 4
Một chuyên viên giỏi
-
Nhận ra những nhân viên có năng lực đặc biệt, tận dụng tối đa những đóng góp của họ
trong khi vẫn giúp đỡ họ phát triển.
-
Cam kết tuyển dụng những nhân viên tốt nhất từ bên trong và bên ngoài công ty bất cứ
khi nào có thể nhằm tạo những cơ hội giúp họ phát triển năng lực bản thân.
-
Chủ động hỗ trợ những thành viên mới trong việc hoà nhập với văn hóa công ty.
-
Dám mạo hiểm một cách thông minh khi tuyển dụng những ứng viên có tiềm năng
nhưng cần được phát triển và hỗ trợ để có thể thành công. (Như cấp 3)
-
Luôn đảm bảo rằng Công ty luôn có đủ những thành viên với kiến thức và kỹ năng
thích hợp để đáp ứng được những thách thức thay đổi, yêu cầu trong kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu quá chú trọng đến việc tuyển dụng những nhân tài mới mà bỏ qua những nhân
viên hiện tại của công ty, những người có tiềm năng nhưng cần có sự hỗ trợ để phát triển.
Tuyển dụng (Hiring & Staffing)
2
Bình luận