
2. Hướng dẫn thực hành – những điều cần thường xuyên suy ngẫm và thực
hiện
Những yếu tố gì cản trở sự phát triển của tổ chức?
Có thể đưa ra các giải pháp, cơ cấu, quy trình, công nghệ mới để loại bỏ những yếu tố cản
trở đó hay không?
Tôi có thể làm gì để phát hiện được sự thay đổi thay vì việc chỉ ứng phó với nó?
Liệu tôi có đang tạo ra một môi trường khuyến khích mọi người suy nghĩ và trình bày ý
tưởng của mình một cách sáng tạo, vượt khung (out of the box) không?
Tôi có thể làm thế nào để tăng sự đa dạng trong suy nghĩ và quan điểm của nhóm?
Lần cuối cùng tôi đưa ra một giải pháp đơn giản, không phù hợp để giải quyết một vấn đề
phức tạp là khi nào?
Làm thế nào để tạo ra một quy trình hiệu quả nhằm phát hiện, lập kế hoạch, và quản trị quá
trình thay đổi?
Tìm một nhà quản lý trong công ty rất giỏi về kỹ năng này, phỏng vấn họ về một dự án gần
đây mà kỹ năng quản lý sự thay đổi được chứng minh là rất quan trọng đối với thành công
của dự án đó. Đề nghị một trong số những người đó hướng dẫn bạn về kỹ năng này. Thu
thập thông tin phản hồi từ phía người đó về kỹ năng quản lý sự thay đổi của bạn.
Tham gia một cuộc họp về Marketing liên quan đến công nghệ, sản phẩm của bạn. Quan
sát những người tham gia và ghi lại những yếu tố thị trường quan trọng ảnh hưởng tới giá
trị của sản phẩm và công nghệ.
Dành thời gian làm việc tại hiện trường với một nhân viên bán hàng. Tìm hiểu xem người
tiêu dùng muốn gì, cần gì và có thể sử dụng cái gì. Tìm hiểu những điểm yếu về sản phẩm,
dịch vụ, công nghệ, quy trình... của doanh nghiệp. Trình bày những điều đó trước nhóm
của bạn. Xác định cách thức khắc phục những điểm yếu đó.
Tổ chức một cuộc họp để nhóm của bạn suy nghĩ, đưa ra các ý tưởng về phương pháp sử
dụng công nghệ trong tương lai. Tìm kiếm thông tin phản hồi từ các thành viên trong nhóm
về mức độ hiệu quả của bạn trong công việc, động viên họ tìm kiếm những ý tưởng sáng
tạo.
Trình bày trước các quản trị viên cấp cao về một sản phẩm, công nghệ, ứng dụng mới mà
nhóm của bạn đề nghị nghiên cứu. Chuẩn bị cho cuộc họp đó. Thu thập thông tin phản hồi
từ cấp trên của bạn về những giá trị kinh doanh, tính sáng tạo, khả năng đưa ra thị trường
của sản phẩm, công nghệ, ứng dụng mới đó.
Quản lý sự thay đổi (Change Management)
3
Bình luận