
Tuy nhiên , quá chú trọng vào giải quyết các xung đột có thể dẫn đến việc bạn có thể coi mọi
tình huống đều tiểm ẩn những xung đột, mâu thuẫn; để ý đến những bất đồng một cách không
cần thiết; có thể bỏ lỡ những cơ hội để phát triển những mối quan hệ, những nhóm làm việc
hoặc mạng lưới công việc; tham gia vào giải quyết những xung đột khi không cần thiết; luôn
chú trọng đến giải pháp có lợi cho cả hai bên( win- win solution) ngay cả khi không thể đạt
được điều đó.
2. Hướng dẫn thực hành – những điều cần thường xuyên suy ngẫm và thực
hiện
Liệu cuộc xung đột này có đáng trở thành một trận chiến hay không?
Liệu bây giờ tôi có cần tham gia giải quyết xung đột này không?
Những đặc quyền ưu tiên cho các bên khác nhau là gì?
Lợi ích và nhu cầu của các bên tham gia cuộc thương lượng này là gì?
Tôi phải làm thế nào để biến cuộc xung đột này thành một cơ hội để hợp tác trong tương
lai?
Trong trường hợp này, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho công ty?
Liệu tôi có đang bỏ qua những lợi ích chung hay không?
Tôi cần làm thế nào để xoay chuyển tình thế này thành một kết quả có lợi cho cả hai bên?
Liệu hành vi của tôi có làm tăng thêm xung đột hay không?
Làm thế nào để tôi có thể ngăn chặn tình huống này, không cho nó trở thành một cuộc xung
đột mà tôi sẽ phải trả giá đắt cho nó?
Những người như thế nào hay vấn đề cụ thể nào gây xung đột với tôi?
Làm thế nào để tôi vừa có thể bảo vệ được lợi ích của công ty, vừa tạo ra những điều khoản
có lợi khác cho đối tác mà họ không thể từ chối
Phỏng vấn những quản trị viên là những nhà thương thuyết tài ba. Hỏi họ về những kỹ
thuật đàm phán mà họ xử dụng và hiệu quả của chúng trong mỗi tình huống mà bàn đang
gặp phải. Suy nghĩ về những gợi ý của họ và kết hợp những bài đó vào cuộc đàm phán bạn
tham gia.
Đề nghị một đồng nghiệp quan sát bạn trong một cuộc họp mà bạn biết sẽ xảy ra xung đột.
Sau cuộc họp, hãy thảo luận về những gì bạn đã làm và ảnh hưởng của chúng đến những
Đàm phán và giải quyết mâu thuẫn (Negotiation and conflict management)
3
Bình luận