
Bảng phân cấp N
ă ng lực
“Ra quyết định”
Cấp 1
Năng lực cơ bản/ nền tảng
-
Ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong những tình huống thông tin tương đối rõ ràng
và trong phạm vi hẹp.
-
Lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất trong số các giải pháp có sẵn.
-
Ra quyết định trong thẩm quyền của mình (ví dụ như những quyết định ảnh hưởng trực
tiếp đến công việc của bản thân).
Cấp 2
Năng lực làm việc
-
Ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong những tình huống tương đối phức tạp hơn. Có
khả năng ra những quyết định đúng đắn ngay cả trong trường hợp có độ bất ổn cao
hoặc phải chịu nhiều áp lực.
-
Đặt ra các câu hỏi và thu thập thông tin để hiểu được thấu đáo những giải pháp khác
nhau trước khi ra quyết định.
-
Ra quyết định có phạm vi ảnh hưởng đến những người trong nhóm làm việc hoặc các
nhóm khác có liên quan.
-
Biết áp dụng những bài học kinh nghiệm trước đây vào những quyết định hiện tại.
-
Khiến người khác tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến bản thân họ.
Cấp 3
Năng lực ra làm việc tốt
-
Đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời trong những tình huống khó khăn, phức
tạp.
-
Kết hợp việc phân tích tình hình, sự nhạy cảm trong kinh doanh, kinh nghiệm và óc
phán đoán để đưa ra những quyết định quan trọng.
-
Ra những quyết định có ảnh hưởng lớn đến các nhóm làm việc khác.
-
Khuyến khích những người khác vận dụng những bài học kinh nghiệm vào những
quyết định hiện tại.
-
Truyền đạt một cách rõ ràng về phạm vi và quyền hạn của cấp dưới, trao quyền ra
quyết định cho họ trong phạm vi quyền hạn này.
-
Hỗ trợ những người khác trong việc suy xét những ảnh hưởng có thể xảy ra từ các
phương án quyết định khác nhau của họ.
Cấp 4
Một chuyên viên giỏi
-
Đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời trong những tình huống rất khó khăn và
phức tạp như liên quan đến nhiều thành phần trong và ngoài công ty.
-
Phân loại dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả nhằm tìm ra và xem xét các vấn đề mấu
chốt/yếu tố ảnh hưởng trước khi ra những quyết định đặc biệt quan trọng, có tính chiến
lược.
-
Ra những quyết định có phạm vi ảnh hưởng rộng tới toàn bộ công ty.
-
Khuyến khích những người khác vận dụng những bài học kinh nghiệm vào những
quyết định hiện tại. (Như cấp 3).
-
Truyền đạt một cách rõ ràng về phạm vi và quyền hạn của cấp dưới, trao quyền ra
quyết định cho họ trong phạm vi quyền hạn này.(Như cấp 3)
-
Suy xét và dự đoán được phạm vi và mức độ ảnh hưởng của quyết định đưa ra với toàn
thể nhân viên trong công ty cũng như với các đối tác liên quan bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận quá nhiều trách nhiệm trong việc ra các quyết định, bạn có thê hạn
chế mức độ ủy quyền trong công ty; có thể nhanh chóng đưa ra quyết định trước khi xem xét
Ra quyết định (Decision Making)
2
Bình luận