
2. Hướng dẫn thực hành – những điều cần thường xuyên suy ngẫm và thực
hiện
Để đánh giá năng lực này, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
Liệu tôi có tin rằng tôi có thể giải quyết được tình huống này không?
Tôi đã phản ứng như thế nào trong lần bị chỉ trích gần đây nhất?
Tôi giải quyết như thế nào đối với những sai phạm do mình gây ra?
Những kết quả như thế nào sẽ khiến tôi tự tin hơn?
Tôi có thể làm gì một cách công khai để thể hiện sự tự tin hơn về năng lực của mình?
Tôi đang hành động như thế nào mà khiến mọi người cảm thấy tôi thiếu tự tin?
Tình huống công việc nào khiến tôi không được tự tin?
Lần cuối cùng tôi công khai thừa nhận sự đóng góp của một đồng nghiệp là khi nào?
Tôi đang né tránh vấn đề gì như là một kết quả về việc hạ thấp sự tự tin của tôi?
Hướng dẫn thực hành
Hỏi cấp trên của bạn xem có bất kỳ phần việc quan trọng nào mà bạn giải quyết không
đúng. Thảo luận xem tại sao bạn né tránh hoặc bỏ qua những khía cạnh đó.
Quan sát những đồng nghiệp luôn tự tin về khả năng của họ. Ghi lại những phong cách
riêng tích cực của họ và cách họ bộc lộ sự tự tin. Học tập theo những hành vi tích cực đó.
Xác định một lĩnh vực mà bạn thiếu tự tin. Chọn một hoặc nhiều hơn nữa những hoạt động
để phát triển năng lực đó. Trong khi thực hiện, thu thập ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp về
những khía cạnh sau: (a) mức độ tự tin của bạn thể hiện trong những hoạt động đó; (b)
những cách xử sự thiếu tự tin và (c) những ví dụ trong đó bạn thể hiện, sự, quả quyết trong
hoạt động và quyết định.
Khi bạn cảm thấy không chắc chắn hoặc lo lắng về một sự kiện sắp tới, hãy tập dượt trước
những phần việc của bạn. Suy nghĩ về những hành động cụ thể và cách thực hiện những
hoạt động đó. Suy nghĩ/ dự đoán về những gì người khác có thể nói và làm; chuẩn bị những
gì bạn sẽ nói, sẽ làm để đáp lại những điều đó. Tưởng tượng ra toàn bộ sự kiện, nhẩm lại
vai trò của bạn và tập dượt lại với một người bạn hoặc một đồng nghiệp. Chuẩn bị kỹ và
suy nghĩ một cách tích cực.
Tự tin (Self Confidence)
3
Bình luận