
Bảng phân cấp N
ă ng lực
“Xây dựng tinh thần đồng đội”
Cấp 1
Năng lực cơ bản/ nền tảng
Nhiệt tình với nhóm và công việc của nhóm.
Là nhân tố tích cực tạo nên thành công của nhóm và tập trung vào việc đạt được mục
tiêu cho cả nhóm.
Tôn trọng và giúp đỡ các thành viên khác của nhóm.
Cấp 2
Năng lực làm việc
Động viên, cổ vũ các thành viên của nhóm và tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong
nhóm.
Tham gia tích cực vào việc phát triển các mục tiêu của nhóm
Chủ động giúp đỡ các thành viên khác của nhóm. Khuyến khích các thành viên trong
nhóm tôn trọng lẫn nhau.
Có khả năng lãnh đạo hoặc là nhân tố tích cực trong nhóm, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ
trước mắt và yêu cầu chung của cá nhóm.
Cấp 3
Năng lực làm việc tốt
Làm cho mọi người trong đơn vị của mình cảm thấy họ là một phần trong nhóm và tạo
được tinh thần đoàn kết trong đơn vị. Chú trọng đến thành công và chia sẻ niềm tin vào
thành công đó với tất cá các nhóm.
Làm cho các nhóm tham gia vào việc phát triển các mục tiêu , đưa ra thứ tự ưu tiên
thực hiện công việc của nhóm mình; thậm chí làm cho các nhóm tự đưa ra quyết định
khi thấy phù hợp
Đảm bảo rằng tất cả các nhóm nắm bắt được đầy đủ sứ mệnh, các mục tiêu, cũng như
thứ tự ưu tiên thực hiện công việc của nhóm
Làm cho các nhóm hiểu được tầm quan trọng của những đóng góp của họ và các nỗ
lực, cống hiến của họ luôn được ghi nhận và đánh giá cao
Cấp 4
Một chuyên viên giỏi
Phát triển các nhóm làm việc hiệu quả trong toàn tổ chức, tạo được cảm hứng thành
công và tổ chức kỷ niệm các các thành công đó
Tạo ra tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết cao giữa các nhóm khác nhau.
Xây dựng các nhóm có tinh thần phấn đấu cao trong toàn tổ chức mà không có sự ngăn
cách giữa các nhóm (nghĩa là không có thái độ/tư tưởng cục bộ chỉ lo lợi ích cho riêng
nhóm mình)
Tạo ra sự đồng lòng, đồng thuận và tinh thần hợp tác cao để đạt được các mục tiêu của
Công ty.
Tuy nhiên, quá chú trọng vào việc xây dựng tinh thần làm việc của nhóm có thể khiến quá
trình ra quyết định bị chậm trễ do mất thời gian lấy ý kiến và thông báo được tất cả thông tin
cho các thành viên trong nhóm; không có vai trò lãnh đạo chi phối trong giai đoạn khó khăn
của nhóm; quá chú trọng vào việc tránh gây tổn thương đến bất kỳ một thành viên nào và do
đó không đưa ra được những quyết định cứng rắn; không phát triển những nhà quản trị làm
Xây dựng tinh thần đồng đội (Team Spirit Building)
2
Bình luận