Báo động: Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các chính sách hỗ trợ người lao động

Báo động: Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các chính sách hỗ trợ người lao động

adminquantri

0 Bình luận

04/09/2020

Chỉ sau 3 tháng dịch Covid-19 hoành hành, kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng tiêu cực, thể hiện rõ nhất ở tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp. Theo thống kê Tp.HCM hiện có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp buộc phải giảm lao động, có nơi giảm chi trả cho công nhân.

Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao Động Thương binh và Xã hội Tp.HCM chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về các chính sách của Thành phố nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Báo động: Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các chính sách hỗ trợ người lao động

Trong buổi họp báo về chủ đề về các chính sách của Thành phố nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao Động Thương binh và Xã hội Tp.HCM đã chia sẻ về tình trạng suy yếu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành. Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố có 415.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với 3,2 triệu công nhân, người lao động. Trong đó, có 75% doanh nghiệp bị thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp buộc phải giảm lao động, có nơi giảm chi trả cho công nhân.

Tham khảo:  Chi tiết 3 chính sách “giảm đau” cho doanh nghiệp giữa đại dịch Covid-19

                        Covid-19 đang nhấn chìm con tàu kinh tế thế giới hay đẩy nó lên thời kỳ hoàng kim?

Các giải pháp đối với người lao động tại tp. Hồ Chí Minh

Theo khảo sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, TP có khoảng 600.000 công nhân bị mất việc, ngừng việc. Trong đó, có nhiều lao động chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng.

  • Hỗ trợ  người lao động

Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo Thành phố đã quyết định hỗ trợ cho các đối tượng này 1 triệu/tháng (trong ba tháng), tổng kinh phí hỗ trợ lao động thất nghiệp lên tới 1.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong số những lao động mất việc trên địa bàn tỉnh thì có đến 32.000 đối tượng là giáo viên mầm non, nhóm trẻ ngoài công lập, ngoài quốc doanh. Những đối tượng lao động này cũng sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, trong 3 tháng.

Bạn nên biết:  “Nguy cơ thất nghiệp thời Covid” – Giới trẻ cần làm gì để bình an vượt qua?

  • Đối tượng bán vé số dạo

Đối với những đối tượng đặc biệt là những người bán vé số dạo, chính quyền cũng đã đưa ra những chính sách hỗ trợ nhằm giúp mọi người phần nào khắc phục được những khó khăn trong thời điểm hiện tại. Theo số liệu thống kê tại 24 quận, huyện trên địa bàn tỉnh thì có khoảng 12.000 người bán vé số. Đứng trước tình hình này, chính quyền thành phố đã quyết định sử dụng khoảng 9 tỷ đồng từ nguồn quỹ chống Covid-19 để hỗ trợ nhóm người lao động này. Như vậy, mỗi người sẽ được nhận mức hỗ trợ là 750.000 đồng/15 ngày (từ 1-15/4).

Báo động: Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các chính sách hỗ trợ người lao động

  • Hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo

Đối với tổng số 54.000 hộ nghèo và cận nghèo của thành phố, trong đó có 9.000 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh (thất nghiệp, không nhận được hỗ trợ xã hội, kinh doanh khó khăn,…) sẽ được nhận hỗ trợ 1 triệu/ tháng trong ba tháng (kể từ tháng 4/2020).

  • Chính sách với những người có công với cách mạng

Ngoài ra, các đối tượng đang được hưởng chính sách người có công với cách mạng cũng có chính sách hỗ trợ riêng. Đối với 15.000 hộ gia đình khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh ở trong diện người có công với cách mạng sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng (trong 3 tháng 4, 5 và 6/2020).

Với những người lang thang, cơ nhỡ, người già vô gia cư, người ăn xin… Thành phố cũng đã có thống kê và đưa hàng trăm người vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc về nhà. Những người này khi đưa đến các nơi tiếp nhận đều được đo thân nhiệt, khử trùng, phát khẩu trang, và bố trí phòng riêng, ăn riêng, không hòa nhập với những người cũ để cách ly đủ 14 ngày.

Báo động: Tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh và các chính sách hỗ trợ người lao động

Tuy chính quyền đã có những hành động rất tích cực để giảm thiểu những khó khăn cho cá nhân và doanh nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp và người lao động cũng cần chú ý quản lý tài chính thật tiết kiệm và “Toàn dân” chính thức đi vào thời kỳ “Thắt lưng buộc bụng” và trang bị cho bản thân những hàng trang tốt nhất để ổn định và phát triển cuộc sống của mình sau khi thời kỳ dịch bệnh kết thúc.

Tham khảo: Stay at Home No Covid-19 và Công cụ làm việc Online hiệu quả Free cho Doanh nghiệp

Có thể nói, đây là chính sách vô cùng nhân đạo và giải quyết hết sức quyết liệt giúp đồng bào và các doanh nghiệp tạm thời bước qua thời kỳ khó khăn này. Đồng thời, với những chính sách nhanh chóng, quyết liệt này cũng phần nào hạn chế được những tệ nạn xã hội có thể xảy ra trong thời kỳ dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận