54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc "Burnout": Nguyên nhân thực sự và giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ?

54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc "Burnout": Nguyên nhân thực sự và giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ?

adminquantri

0 Bình luận

23/10/2020

Theo nhiện cứu, 54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc “Burnout”, tình trạng này có thể ngày càng tăng lên ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái thức khỏa và thần kinh của các doanh nhân nữ hiện đại. Nhưng điều gì đã khiến cho các doanh nhân nữ gặp phải tình trạng này, giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ? Để giải quyết vấn đề này. Verco đã tổng hợp và chia sẻ cho các bạn những nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng “khủng hoảng sức khỏe, thân kimh” cho các doanh nhân nữ.

Tình trạng của doanh nhân nữ phải đối mặt hiện nay

Từ lâu, doanh nhân luôn được coi là những người không ngừng đổi mới, sáng tạo và là những người có tầm nhìn xa. Chính vì quan điểm, này mà sức khỏe tinh thần của doanh nhân nói chung và của nữ doanh nhân nói riêng chưa được chú trọng.

54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc "Burnout": Nguyên nhân thực sự và giải pháp hữu ích nào sẽ giúp họ?

54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm, 41% mắc “Burnout”

Theo nghiên cứu của Hiệp hội sức khỏe tâm thần Canada (2019), nữ doanh nhân đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần do áp lực gây ra như mệt mỏi, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, đau nhức cơ bắp, burnout…

WHO định nghĩa Burnout là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc. Người mắc hội chứng này sẽ có các đặc điểm: cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần – tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi – với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút. Vậy những áp lực đó từ đâu? Làm thế nào để giải quyết những áp lực này?

Nguyên nhân dẫn đến những áp lực đối với nữ doanh nhân?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có hai nhóm nguyên nhân chính gây ảnh hưởng và đe doạ sức khoẻ tâm thần ở nữ doanh nhân.

Nguyên nhân đến từ áp lực kinh doanh

Theo nghiên cứu của Canada, có tới 54% nữ doanh nhân mắc trầm cảm vì những áp lực trên và 41% mắc Hội chứng Burnout (kiệt sức vì áp lực công việc). Thực sự, việc phải chịu trách nhiệm cho sự tồn tại, thành công và bền vững của công ty, những nữ doanh nhân phải trải qua rất nhiều các yếu tố gây căng thẳng. Điển hình là các vấn đề nổi bật như thu nhập không chắc chắn, gánh nặng chiêu mộ nhân tài, áp lực đưa ra những quyết định thường xuyên và mang tính hệ quả. Những yếu tố gây này càng trở nên căng thẳng hơn bởi các doanh nhân hầu như dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và động lực của chính họ để có thể kinh doanh thành công.

Nguyên nhân dẫn đến những áp lực đối với nữ doanh nhân?

Nguyên nhân dẫn đến những áp lực đối với nữ doanh nhân?

Nguyên nhân tâm lý

TS. Ngô Thanh Huệ, Phó Viện trưởng Viện Tâm lý và Tâm thần học Việt Pháp, cho biết, bên cạnh những áp lực từ công việc, các doanh nhân nữ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình cân bằng giữa công việc với gia đình và quản lý thời gian. 

“Đây là vấn đề mà họ vẫn luôn quan tâm và tìm kiếm giải pháp để thích nghi và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Đối với những nữ doanh nhân, cầu toàn, đặt yêu cầu cao cho bản thân là điều cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, đây chính là yếu tố đe dọa đến sức khỏe tinh thần của họ” – Tiến sĩ chia sẻ. 

Theo phản ánh trong thống kê trên của Canada, tác nhân gây hại nhất cho sức khỏe tâm thần của doanh nhân nữ là áp lực về nguồn vốn khi chiếm đến 67% , trong khi đó áp lực từ việc quản lý thời gian, chiêu mộ nhân tài và yêu cầu cao cho bản thân chiếm khoảng 35%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 39% các nữ doanh nhân bị áp lực từ việc quản lý thời gian.   

Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trầm cảm của các nữ doanh nhân

Theo TS. Ngô Thanh Huệ, để nâng cao sức khỏe tinh thần cho các nữ doanh nhân, không nên chỉ nhìn nhận họ đơn thuần dưới góc độ tâm lý mà còn dưới góc độ là doanh nhân. Vì vậy, để kiến tạo thành công hệ sinh thái kinh doanh đáp ứng giới, cần phải có sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm cả các tổ chức kinh doanh, chính quyền, các tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần để:

Hỗ trợ sức khỏe tinh thần hiệu quả cho các doanh nhân

Mỗi nữ doanh nhân cần được cung cấp các thông tin cũng như nguồn lực và sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần phù hợp với nhu cầu, phong cách làm việc của họ. Các tổ chức kinh doanh nên phát triển các chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần và giảm sự cô lập xã hội mà các nữ doanh nhân thường trải qua. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cũng cần nâng cao kiến ​​thức để đảm bảo sự hiểu biết của mình về đặc thù công việc của nữ doanh nhân.

Tạo công cụ để giúp các doanh nhân đạt được hiệu quả trong cân bằng cuộc sống và công việc

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống vừa là hệ quả, vừa là giải pháp đối với những căng thẳng mà nữ doanh nhân gặp phải. Họ đã áp dụng nhiều chiến lược hiệu quả để đối phó với căng thẳng trong kinh doanh, nhưng vì những chiến lược này mang tính cá nhân hóa nên chúng trở thành một trách nhiệm khác mà các nữ doanh nhân phải gánh chịu.

Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trầm cảm của các nữ doanh nhân

Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trầm cảm của các nữ doanh nhân

Các bên liên quan chính trong hệ sinh thái khởi nghiệp nên đưa ra các giải pháp ở cấp tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức phát triển kinh doanh để tạo ra các công cụ hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho các nữ doanh nhân.

Tăng cường nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của doanh nhân

Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của các doanh nhân Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc bổ sung các nghiên cứu sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của người làm kinh doanh, đặc biệt là những nữ doanh nhân. Những công trình nghiên cứu về các yếu tố gây căng thẳng, nhu cầu và các chiến lược đối phó có thể thúc đẩy phát triển các nguồn lực và hỗ trợ cho đối tượng này.

Thay đổi quan điểm phổ biến về doanh nhân và tinh thần kinh doanh

Xã hội cần thay đổi quan điểm để các doanh nhân có thể thể hiện sự dễ bị tổn thương của mình và không ngại lên tiếng khi họ cần sự giúp đỡ. Điều này cho thấy nhu cầu cần thiết trong việc tập trung nhiều hơn vào sức khỏe tinh thần tại các mạng lưới và chương trình cố vấn khởi nghiệp.

Đề cập tới sức khỏe tâm thần trong giáo dục khởi nghiệp

Phát triển tài liệu giáo dục và các công cụ giúp các doanh nhân hiểu rõ hơn về việc căng thẳng có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần là rất cần thiết. Cụ thể, các tổ chức kinh doanh, các cơ sở giáo dục sau trung học và các trung tâm nên nâng cao năng lực của mình để giáo dục các doanh nhân và doanh nhân mới về phương pháp bảo vệ sức khỏe tinh thần.  Ngoài ra, các bên liên quan nên hợp tác với các tổ chức, nơi cung cấp dịch vụ sức khỏe tinh thần để phát triển các nguồn lực này.

Nguồn: CafeF

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận